Website của Thầy Nguyễn Bá Trình



 

Bức tranh làng cò


Vào truyện

 Chưa đến giờ làm việc, Thao phó chủ tịch thị xã Câu Giang đang đọc tờ báo Kinh tế, chợt anh chú ý đến cái tít lớn chạy đầu trang: Công ty cổ phần bia và nước giải khát Văn Xương Sài gòn sụp đổ. Chủ tịch HDQT, ông Trần văn Xương nhảy lầu tự tử.

 Thao giật mình! Anh chăm chú đọc tiếp các chi tiết trong bài viết. Thao không quan tâm ai là người đứng ra mua lại thương hiệu Văn Xương, anh chỉ muốn biết vì sao Văn Xương lại sụp đổ nhanh như vậy. Cách đây không lâu, Thao có việc vào thành phố HCM, và anh đã gặp Chánh, bạn anh giới thiệu Văn Xương như một công ty điển hình biết cách làm ăn. Và dù tay Xương chủ tịch HDQT của công ty, Chánh có một mối hận thù sâu sắc với hắn, nhưng Chánh cũng phải công nhận hắn có đầu óc kinh doanh. Vậy mà bây giờ báo chí lại đưa tin công ty nầy sụp đổ và Xương đã có một kết cục bi thảm!

VNTB đưa tin, Công ty Cổ phần bia và nước giải khát Văn Xương Sài gòn, sau đại hội cổ đông bất thường vào ngày… đã thống nhất giải thể doanh nghiệp và bán thương hiệu lại cho công ty Oanh Vàng của ông Lê Văn Chánh, một công ty chế biến và xuất khẩu hạt điều tại TpHCM.

Lê văn Chánh bạn anh đã mua lại thương hiệu nầy! Có chuyện như vậy thật sao?

Lúc 9h30 ngày 12 tháng 3… năm 19…, đã diễn ra lễ bàn giao giữa hai công ty Văn Xương và Oanh Vàng. Chủ tịch HDQT công ty Văn Xương đã nhảy lầu tự tử, từ trên tầng ba của công ty Văn Xương Sài gòn, nơi vừa diễn ra lễ bàn giao giữa hai công ty trước đó mấy phút.

Những dòng chữ đầu tiên trong tờ báo như thôi miên Thao. Anh trừng trừng nhìn vào nó không chơp mắt. Rồi các dòng khác cứ thế lần lượt hiện ra. Với tâm trạng hồi hộp vì xúc động mạnh, Thao không kịp suy nghĩ hay phán đoán một điều gì.

Bắt đầu từ tháng tư, mọi hoạt động của công ty Văn Xương Sài gòn, trước đây do ông Xương làm Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ chính thức đi vào hoạt động trở lại, dưới quyền điều hành của ban quản đốc mới.

Chưa phải là điều Thao muốn biết. Anh đọc tiếp:

Văn Xương Sài gòn là thương hiệu mới xây dựng chưa đầy mười năm nhưng đã phát triển nhanh chóng. Điều khiến nhiều người thắc mắc là tại sao một thương hiệu lớn mạnh nhanh như Văn Xương mà lại dễ dàng rơi vào tay một doanh nghiệp khác. Trong khi Oanh Vàng không phải là công ty có tăm tiếng ở TpHCM.

Đúng như vậy, đó là những gì Thao đang thắc mắc.

Nhìn lại chặng đường gần 10 năm tồn tại, Văn Xương Sài gòn đã có đến 5 năm liền lọt vào danh sách Hàng Việt Nam chất lượng cao. Thậm chí, sản phẩm bia và nước giải khát của Văn Xương Sài gòn còn được đề xuất chọn làm sản phẩm công nghiệp mũi nhọn của TPHCM.

 Kể từ khi có sự hợp tác của công ty chế biến và xuất khẩu hạt điều Hải Yến của bà Hải Yến, thì Văn Xương Sài gòn nhờ có vốn được tăng cường đã mở thêm hai công ty bia và nước giải khát vệ tinh tại hai thành phố lớn là Cần Thơ và Bình Dương. Trong đó vốn của Văn Xương Sài gòn chiếm trên tám mươi phần trăm.

 Kết quả sau hơn ba năm làm ăn thua lỗ của hai chi nhánh nầy, Văn Xương Sài gòn công bố chính thức lỗ 103 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu âm 6,12 tỉ do phải nỗ lực cứu vãn hai công ty con. Và chuỗi những ngày thua lỗ cứ thế tiếp tục kéo dài sau đó. Cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ dây chuyền của cả ba công ty. Đấy là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của công ty Văn Xương Sài gòn và gây ra cái chết thê thảm của ông Xương…

Vừa lúc đó Thuyết bạn Thao từ phòng công nghiệp thị xã Câu Giang chạy qua tìm Thao, trên tay cũng cầm tờ báo mà Thao vừa đọc. Biết Thuyết báo tin công ty Văn Xương sụp đổ và cái chết của Xương, Thao nói:

-Mình đọc tin ấy rồi. Thao hỏi Thuyết:

-Thuyết! Cậu có nghĩ là việc Chánh mua lại thương hiệu Văn Xương của tay Xương là cách chơi khăm của Chánh không? Có lẽ với cậu ấy đây là cơ hội ngàn năm một thuở để trả đũa kẻ thù. Mình không ngờ công ty Oanh Vàng của Chánh lại có thực lực đến như vậy. Chúng ta gọi điện chúc mừng cậu ấy đi.

Thuyết vẫn cầm tờ báo trên tay nói với Thao:

-Không phải như cậu nghĩ đâu. Đây không phải là cơ hội ngàn năm một thuở mà là kết quả của một quá trình sắp đặt và tính toán của Chánh đấy. Trước khi mình trở lại Câu Giang, Hải Yến đã kể tất cả những mưu đồ của Chánh nhằm triệt hạ công ty Văn Xương cho mình nghe. Trong đó Hải Yến đã đóng vai quan trọng cho cuốn phim mà Chánh đạo diễn.

Thao ngạc nhiên nhìn Thuyết:

-Còn nửa tiếng nữa mới tới giờ làm việc, cậu ngồi lại đây kể cho mình nghe đi. Sao từ trước tới nay không nghe cậu nói gì hết. Mấy cậu có những hành tung thật bí hiểm.

Nghe Thuyết kể xong, Thao vỗ mạnh tay xuống bàn la lên:

-Thằng Chánh! Thật không ngờ.

 Thuyết trở về phòng làm việc của mình trong lúc Thao vẫn cầm tờ báo trên tay. Anh nghĩ đến Chánh, người đồng đội từng vào sinh ra tử với anh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ năm nào.

 *

 Lúc ấy vào khoảng nửa đêm. Những quả pháo đột nhiên rơi tới tấp lên những chiếc hầm trú ẩn của đơn vị Thao. Hầm của anh bị sập. Thao thấy ngộp thở, đất cát bít kín hai lỗ mũi và trám đầy miệng anh. Vệt sáng lờ nhờ ở cửa hầm đã bị bóng đen dập tắt. Bạn chiến đấu chung hầm với anh cũng là người gần quê anh là Chánh ngồi ở cửa hầm thét lên đau đớn rồi im lặng. Những tiêng nổ tiếp tục rung chuyển, nhưng những tia chớp sau đó không còn xuyên được vào hầm. Thao dẫm lên thân Chánh, quờ quạng tìm hường cửa hầm, cào vẹt đất đá tìm cách chui lên mặt đất. Ra khỏi hầm Thao đâm đầu chạy giữa những tiếng rít của mảnh pháo và những tia chớp sáng chói mắt. Anh tìm hướng bờ suối và kịp thời lăn bổ xuống. Mặc những tiếng nổ và lằn chớp muốn xé tan và làm sụp đổ cả núi rừng, anh không bận tâm đến nó. Anh nằm dười gành đá và nghĩ đến Hạ Vân, người yêu, nói đúng hơn là vợ chưa cưới của anh. Anh nhớ nàng quay quắt. Anh khóc. Anh muốn về bên nàng ngay lúc đó. Anh không thể chết mà không có Hạ Vân bên cạnh. Anh quyết định lợi dụng hoàn cảnh hỗn loạn trong đêm tối nầy anh bỏ ngũ. Anh phải về với Hạ Vân, sẽ cùng nàng chạy trốn khỏi cuộc chiến nầy. Phải chạy ngay bây giờ, chạy giữa mưa pháo như thế nầy thì cơ may anh gặp Hạ Vân ít ra cũng được năm mươi phần trăm. Nếu ở lại hoặc chờ hết đợt pháo kích thì không còn cơ may nào nữa. Vừa lên khỏi bờ suối, anh nghe tiếng gào thét cầu cứu:-Thao ơi cứu tao với, phát ra từ phía căn hầm trú ẩn của anh và Chánh. Thằng Chánh còn sống! Mặc nó. Hạ Vân! Hạ Vân! Anh phải về với em. Thao lao mình trong đêm theo hướng đã định, không ý thức được trước mắt mình là gì. Có thể là bạn. Có thể là địch. Có thể là cái chết. Bạn và địch và cái chết giờ đây với anh là một. Chạy. Chạy. Hạ Vân ơi anh về với em đây! Hạ Vân ơi anh về đây!

Chạy được mấy bươc Thao phải nằm bẹp xuống. Một quả pháo nổ ngay trước mặt anh.

-Thao ơi cứu tao với!

Không! Không ! Hạ Vân ơi, anh phải về với em, gặp em rồi anh chết cũng được.

-Thao ơi tao sắp chết!

 Không, không. Nhất định không. Mặc tiếng nổ xé tai của trái pháo gần anh,Thao đứng dậy, anh tiếp tục chạy. Trong đầu anh vang lên tiếng gào của chính anh, tiếng gào lớn đến nỗi át cả tiếng pháo nổ: Hạ Vân! Hạ Vân! Anh đang chạy về với em đây.

 Thật lạ lùng, trong đầu anh đang nghĩ chạy về với Hạ Vân, nhưng được vài mươi bước anh lại nghe tiếng Chánh gào ngay dưới bước chân của mình. Anh chợt nhận ra mình đang đứng bên miệng hầm nơi phát ra tiếng cầu cứu của Chánh. Thế là anh nằm sấp, như cái máy xúc đất, hai tay bươi cào lia lịa hốt đất đá vẹt miệng hầm. Một đồng đội ở hầm đâu đó bò sang, giúp anh một tay kéo Chánh lên.

 Tại bệnh xá dã chiến, sau đêm đơn vị Thao bị pháo kích, anh diều trị vết thương ở mang tai do một tảng đá trên miệng hầm rơi xuống trong lúc anh thò đầu vào hầm cố tìm cách kéo Chánh lên. Chánh thì bị một vết thương gần như nát cả phần hạ bộ, phải chuyển viện lên tuyến trên. Từ đó anh không gặp lại Chánh.

 Mãi cho đến sau ngày hòa bình lập lại, Chánh về quê và biết được vợ minh phản bội, Chánh bỏ nhà ra đi. Một thời gian khá lâu, Chánh mới tìm đến nhà anh ở Câu Giang để thăm. Lúc đó Chánh đã vào Long Khánh tập tò kinh doanh về hạt điều.

 Lần cuối cùng anh gặp Chánh ở thành phố HCM, lúc nầy thì Chánh đã thành đạt trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

còn tiếp

(Sách sắp xuất bản)
ĐANG ONLINE: 5 NGƯỜI